PGS. TS. Lê Đình Sỹ nguyên Phó viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam vừa chủ biên một cuốn sách đáng quan tâm “Thăng Long-Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm” được Nxb. Hà Nội cho in nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long. Trang 48, 49 cuốn có viết về lão tướng Phạm Tu như sau:
Theo thần tích, trong cuộc kháng chiến chống quân Lương ở bên sông Tô Lịch, lão tướng Phạm Tu (có tài liệu cho là Lý Phục Man) tướng trụ cột của Lý Nam Đế, người đứng đầu hàng võ quan triều đình Vạn Xuân đã chiến đấu rất anh dũng và đã hy sinh vào ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu (8-545). Phạm Tu, người làng Cổ Sở đã tham gia khởi nghĩa khởi nghĩa từ những ngày đầu và có công lớn trong sự giải phóng trước đây. Ông từng được phái vào phía nam đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức (Hà Tĩnh), rồi trấn giữ vùng Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội). Khi nhà Lương phái quân đánh Vạn Xuân, Phạm Tu chỉ huy quân đội chiến đấu và hy sinh anh dũng. Thi hài của ông được đưa về bến Hồ Mã, an táng tại quê hương. Khu mả Thánh cây cối mọc um tùm như rừng nên được gọi là Rừng Giá hay Rừng Cấm nơi nổi tiếng là rất thiêng: “Rừng Giá cái lá cũng thiêng”. Nhân dân thương nhớ lập miếu thờ và suy tôn làm thành hoàng của làng. Năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu, từ đó các triều vua đều có sắc phong và hàng năm vào ngày 10 tháng ba, tương truyền là ngày sinh của Thánh Giá, nhân dân lại mở Hội Giá nhằm tưởng niệm và nêu cao công lao, sự nghiệp của người anh hùng Phạm Tu.
Ở đây chúng ta gặp lại việc mà PGS. TS. Trương Sỹ Hùng đã nêu ở trang 27 bởi nhiều tác giả đã sử dụng thông tin trong Sự tích về thần Lý Phục Man, đó cũng là sáng tác văn học, một dạng dã sử:
“Sáng tác văn học như diễn ca lịch sử xưa nay cũng như tiểu thuyết lịch sử đương đại cho phép tác giả được hư cấu hình tượng, sao cho điển hình nhân vật nổi bật, nhưng không được bịa ra sự kiện, không được “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”, gây nhận thức rối loạn cho người đọc.”
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét